Ngũ giới để hoàn thiện nhân cách – Phần 4

PHẦN 4: ĐIỀU GIỚI TRÁNH XA SỰ TÀ DÂM

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về điều-giới thứ 3 trong ngũ giới: điều-giới tránh xa sự tà dâm đối với Phật tử tại gia và tất cả các chúng sinh tại gia khác. Riêng đối với người xuất gia thì hoàn toàn đoạn tuyệt dâm dục nên không đề cập.

Ví như lao ngục ở thế gian, vì sợ tù nhân chạy trốn nên bắt mỗi người phải mang gông vào cổ, lấy xiềng sắt còng tay chân lại. Nhưng đối với lao ngục sanh tử trong tam giới, gông cùm, xiềng xích tròng trói chúng sanh lại chính là ái dục vô hình.

Theo chỗ thường nghe mà luận, trong biển nghiệp mênh mang, không gì khó đoạn trừ hơn sắc dục, trần thế nhiễu nhương, không gì dễ mắc phải hơn việc tà dâm. Xưa nay những bậc anh hùng cái thế, lấp biển dời non, thường do nơi đây mà bỏ thân mất nước. Bao kẻ tài hoa lắm lời hay ý đẹp, lại cũng do việc này mà bại hoại danh tiết.

Chi-Pháp Phạm Điều-Giới Tà-Dâm trong ngũ giới

Bậc thiện-trí chê trách những người đàn ông hoặc người đàn bà nào có hành vi tà, bất chính xấu xa trong quan hệ tình-dục, mà không phải là vợ, là chồng của nhau, những người ấy bị phạm điều-giới tà-dâm.

Nếu hai người là vợ, là chồng của nhau đúng theo phong tục tập quán, được sự công nhận của hai bên cha mẹ, bà con dòng họ, và cũng được chính quyền chấp thuận, mọi người công nhận… thì sự quan hệ tình-dục giữa hai vợ chồng với nhau là việc bình thường của người đời, không bị chê trách, không phạm điều-giới tà-dâm.

Người phạm điều-giới tà-dâm chỉ tạo thân ác- nghiệp hoặc thân hành ác mà thôi, không liên quan đến khẩu và ý.

Sau đây là 4 chi-pháp phạm điều-giới tà-dâm:

  • Đối-tượng người nữ không được quan hệ tình dục.
  • Tâm tham muốn quan hệ tình dục.
  • Sự cố gắng hành-dâm.
  • Tâm thỏa thích khi quan hệ tình dục.

Nếu người nào có đầy đủ 4 chi-pháp này thì người ấy phạm điều-giới  tà-dâm.  Nếu  không đủ 4 chi-pháp thì không phạm điều-giới tà-dâm.

Giảng giải

1. Đối tượng nữ không được quan hệ tình dục:

Con trai, đàn ông không được quan hệ tình – dục với những người con gái, đàn bà sau đây:

  • Con gái có cha hoặc mẹ trông nom.
  • Con gái có mẹ cha trông nom.
  • Con gái có chị hoặc em gái trông nom.
  • Con gái có anh hoặc em trai trông nom.
  • Con gái có bà con trông nom.
  • Con gái có dòng họ trông nom.
  • Con gái tu hành phạm hạnh có thầy, bạn trông nom.
  • Con gái đã có người quyền thế đến làm mai mối rồi.
  • Con gái đã nhận lễ hứa hôn của đằng trai.
  • Con gái được một người đàn ông chuộc về làm vợ.
  • Con gái đã ưng thuận đi theo người mình yêu làm vợ.
  • Con gái đã làm lễ thành hôn với một người đàn ông đúng theo phong tục tập quán.

Nếu người con trai, đàn ông nào xúc phạm quan hệ bất chính hành-dâm với 1 trong những người con gái, đàn bà nêu trên thì người đàn ông ấy phạm điều-giới tà-dâm.

*   Và nếu người con gái, đàn bà nào có quan hệ tình-dục với người đàn ông, con trai đã có vợ hoặc có vợ mà chưa cưới thì người con gái, đàn bà ấy phạm điều-giới tà-dâm, bởi vì người đàn ông, con trai ấy đã có vợ làm chủ.

2. Ác-Nghiệp Nặng – Nhẹ Của Điều-Giới Tà-Dâm

Những sự tà dâm cũng có phân ra nặng nhẹ khác nhau. Do phiền não nặng nề, ắt phải chịu tội báo nặng nề. Do phiền não kém nặng nề hơn, ắt chịu tội báo kém nặng nề hơn.

–  Nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm với người có giới đức thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng.

–  Nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm với người không có giới đức, thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.

–  Nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm bằng cách hiếp-dâm, dù với người không có giới, thì người ấy vẫn tạo ác-nghiệp nặng.

–  Nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm giữa hai bên nam nữ cùng thỏa thuận với nhau, thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.

–  Nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm với bậc Thánh-nhân, thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng hơn phạm điều-giới tà-dâm với hạng phàm-nhân.

–  Nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm với bậc Thánh-nhân càng cao, thì người ấy tạo ác- nghiệp càng nặng.

–  Nếu người nào hiếp-dâm bậc Thánh nữ A- ra-hán thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng nhất.

Pháp Quán Bất tịnh do Đức Phật chỉ dạy

3. Điều giới tà-dâm

Điều-giới tà-dâm liên quan đến tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, có 2 loại nghiệp:

–   Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự tà-dâm, không tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.

–   Người phạm điều-giới tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo ác-nghiệp tà-dâm.

Quả của đại-thiện-nghiệp không tà-dâm với quả của ác-nghiệp tà-dâm là hoàn toàn trái ngược lẫn nhau.

* Quả Báu Của Đại-Thiện-Nghiệp Của Người Không Tà-Dâm:

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “có tác-ý tránh xa sự tà-dâm”.

–    Sau khi người ấy chết, đại-thiện- nghiệp không tà-dâm ấy có cơ hội cho quả tái- sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

–    Hoặc sau khi người ấy chết, đại- thiện-nghiệp không tà-dâm ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Sau khi vị chư-thiên chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp đại-thiện-nghiệp không tà- dâm ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả báu tốt của đại-thiện-nghiệp không tà-dâm trong kiếp quá-khứ của người ấy, đáng hài lòng.

Trong Chú-giải Tiểu dụng giảng giải về 20 quả báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm trong kiếp quá-khứ.

Theo đó, Kiếp hiện-tại của người ấy sẽ có những quả báu sau:
  • là người không có người oan trái.
  • là người được mọi người thương yêu quý mến.
  • là người có nhiều của cải giàu sang phú quý.
  • là người ngủ được an-lạc.
  • là người thức được an-lạc.
  • là người có thể tránh được 4 cõi ác-giới.
  • sinh làm người đàn ông hoàn toàn 100%.
  • là người có tính nhẫn-nại, ít nóng giận.
  • là người sinh ra trong dòng họ cao quý, có tính khiêm nhường.
  • là người có tính minh bạch rõ ràng, không che giấu tội-lỗi.
  • là người không có tật nguyền, có thân hình xinh đẹp, đáng ngưỡng mộ.
  • là người có sắc diện trong sáng.
  • là người được mọi người tin tưởng.
  • là người có ngũ-quan (5 giác-quan của con người) đầy đủ và tốt đẹp.
  • là người có tư cách đáng kính.
  • là người không có chứng bệnh đáng ghê sợ.
  • là người có trí-tuệ, đời sống được an-lạc.
  • là người sống nơi nào cũng được an-lạc.
  • là người không có tai-hại, không có oan trái.
  • là người thường được sống gần gũi với người thân.

Đó là 20 quả báu tốt của dục-giới đại-thiện- nghiệp không tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

* Quả Xấu Của Ác-Nghiệp Của Người Phạm Điều-Giới Tà-Dâm:

Người nào phạm điều-giới tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo ác-nghiệp tà-dâm.

–    Nếu là ác-nghiệp tà-dâm nặng, thì người ấy sau khi chết, sẽ tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

–    Và trường hợp, nếu người nào phạm điều- giới tà-dâm, tạo ác-nghiệp tà-dâm nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy không có cơ hội cho quả tái-sinh, mà đại-thiện- nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm trong kiếp quá-khứ của người ấy.

Quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm có 20 quả xấu.

Theo đó, Kiếp hiện-tại của người ấy sẽ gặp những quả báo sau:
  • là người có nhiều người oan trái.
  • là người có nhiều người thù ghét.
  • là người nghèo khổ, thiếu thốn.
  • là người ngủ không được an-lạc.
  • là người thức không được an-lạc.
  • là người khó tránh khỏi 4 cõi ác-giới (địa- ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).
  • là người ái nam, ái nữ (không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà).
  • là người có tính hay nóng giận.
  • là người sinh vào dòng họ thấp hèn, hạng người thấp hèn.
  • là người có tính không minh bạch, hay che giấu tội lỗi.
  • là người có thân hình tật nguyền, xấu xí.
  • là người có sắc diện mặt mày sầu não, khổ tâm.
  • là người bị mọi người coi thường khinh bỉ, không tin tưởng.
  • là người khuyết tật: đui mù, câm điếc,…
  • sinh làm người đàn bà (tiền-kiếp là người đàn ông).
  • là người có nhiều chứng bệnh đáng ghê sợ.
  • là người không biết đủ, sống khổ cực.
  • là người sống nơi nào cũng không được an-lạc.
  • là người thường gặp tai hoạ, hay oan trái với nhiều người.
  • là người sống xa người thân yêu, hay bị ruồng bỏ.

Đó là 20 quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ của người ấy.

4. Thay lời kết về điều giới tránh xa sự tà dâm:

Trong năm giới, giới thứ ba “Không tà dâm” được hiểu với ý nghĩa chính yếu là chung thủy với người bạn đời của mình. Người Phật tử đã có gia đình thì không quan hệ tình ái với người khác ngoài vợ hoặc chồng của mình (kể cả các loài phi nhân và súc sanh). Hơn nữa, ngay trong quan hệ vợ chồng, hành vi này cũng phải dựa trên tinh thần tự nguyện, dâng hiến, có chừng mực, hợp thời, phải chỗ. Sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, buông thả phóng dật, cũng bị xem là tà hạnh.

Kinh Bồ Tát Tạng, quyển 10, có nói: 

Trong khi gần ái dục, 
Không tội ác nào chẳng tạo tác. 
Đến khi thọ quả báo của ái dục, 
Không thống khổ nào chẳng lãnh thọ. 

Qua đó ta thấy, chúng sanh ở trong đêm dài sanh tử thường cảm thọ những nỗi thống khổ biệt ly, không phải đều do dâm dục mà ra hay sao? Vì thế, nói dâm dục tựa hồ thú vị mà thật ra nhiều tai nạn. Vì thế dâm dục là nguồn gốc của mọi đau khổ, là gốc chướng đạo, nên đối với nó phải hết sức răn dè, sợ sệt, không nên có chút buông lỏng, xem thường. 

Nếu như mặc tình trôi theo dòng vọng tưởng ái dục, thì thật khó cứu vãn. Vì đắm say theo sắc dục nam nữ, khác nào đắm say theo chút mật dính trên mũi dao bén và hoàn sắt nóng, chỉ thuần khổ não không một chút vui sướng; chỉ có hại chứ không có lợi. Nên từng giờ, từng phút đối với việc dâm dục phải luôn cảnh giác! 

Viết một bình luận