Ngũ giới để hoàn thiện nhân cách – Phần 6

PHẦN 6: ĐIỀU GIỚI TRÁNH XA SỰ UỐNG RƯỢU, BIA

Trong ngũ giới của người Phật tử tại gia thì giới thứ năm Đức Phật dạy không được uống rượu. Nói là rượu nhưng cần hiểu và tự giác nói không với các chất gây say, nghiện nói chung. Rượu, bia và các chất say là nhân sinh ra thất niệm trong mọi thiện-pháp; cũng là nhân sinh sự liều lĩnh dám tạo mọi ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý.

Chi-Pháp Của Điều-Giới Uống Rượu, Bia Và Các Chất Say

Người phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say khi hợp đủ 4 chi-pháp:

1-   Rượu, bia hoặc các chất say.

2-   Tâm muốn uống rượu, bia và các chất say.

3-   Cố gắng uống rượu, bia hoặc các chất say.

4-   Uống rượu, bia và các chất say qua khỏi cổ làm say mất tự chủ.

Nếu ai có đủ 4 chi-pháp này thì người ấy phạm điều giới uống rượu, bia và các chất say. Nếu không đủ 4 chi-pháp thì không phạm điều giới uống rượu, bia và các chất say.

Ngũ giới là thường giới của tất cả mọi người

I. Giảng giải:

Làm cho say có 2 loại:

  • Các chất say làm cho người uống không biết tự chủ, trở nên hung hăng, bạo dạn, liều lĩnh. Không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, dám làm mọi ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý.
  • Người dùng thuốc-phiện, ma-túy, cần-sa, thuốc-lá, v.v… thành thói quen, trở nên nghiện rồi khó từ bỏ. Khi đến cơn nghiện làm cho người ấy không biết tự chủ, dám làm mọi ác-nghiệp, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội- lỗi, mà lúc bình thường không dám làm.

04 Hạng Người Dùng Rượu

  • Dùng rượu trộn trong thuốc, trong vật thực.
  • Dùng rượu làm thuốc trị bệnh.
  • Uống rượu, bia để thưởng thức hương vị của rượu.
  • Uống rượu, bia làm cho tâm trở nên bạo dạn, liều lĩnh dám tạo mọi ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý.

Trong 4 trường hợp người dùng rượu này, hạng người nào phạm điều-giới uống rượu và các chất say? Tạo ác-nghiệp nhẹ, ác-nghiệp nặng như thế nào?

1- Trường hợp thứ nhất:

Khi rượu được trộn trong thuốc để trị bệnh, hoặc trộn trong vật thực,… chất rượu hoàn toàn bị biến chất không còn mùi rượu, không có khả năng làm say nữa, nên người dùng thuốc ấy hoặc dùng vật thực ấy không phạm điều-giới uống rượu và các chất say, không có tội.

2- Trường hợp thứ hai:

Dùng thuốc nước có pha với rượu để trị bệnh (còn có mùi rượu, có khả năng làm choáng váng chút đỉnh).

*  Nếu người nào dùng biết rõ thuốc nước có rượu, nhưng với mục đích trị bệnh, không phải muốn hưởng hương vị rượu, thì người ấy phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác- nghiệp rất nhẹ.

*  Nếu người nào dùng thuốc nước không biết rõ có rượu, chỉ dùng với mục đích trị bệnh mà thôi, thì người ấy không phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, không tạo ác-nghiệp.

3- Trường hợp thứ ba:

Người nào uống rượu để thưởng thức hương vị của rượu, bia rồi say túy lúy, hoàn toàn không còn biết gì nữa; người ấy đã phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, vì say mê trong hương vị của rượu, nên phạm đủ ngũ giới, tạo ác-nghiệp nặng.

Đức-Phật dạy:

– Này chư tỳ-khưu! Người thường uống rượu, và các chất say, uống nhiều rượu và các chất say, uống nhiều lần, ác-nghiệp này có cơ hội  cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.

Người nào uống rượu và các chất say, tạo ác-nghiệp nhẹ sau khi chết, ác-nghiệp uống rượu và các chất say không có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, nếu có đại-thiện-nghiệp khác có cơ hội cho quả được tái-sinh kiếp sau làm người, thì người ấy sẽ là người điên cuồng mất trí.

4- Trường hợp thứ tư:

Người uống rượu, bia làm cho tâm trở nên bạo dạn, liều lĩnh, vi phạm đủ ngũ giới, dám tạo mọi ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý.

Một người bình thường có tính hay nhút nhát, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám làm mọi ác-nghiệp, nhưng một khi người  ấy uống rượu, bia và các chất say vào làm kích thích, không còn tự chủ, trở thành người hung hăng, bạo dạn, liều lĩnh dám làm mọi ác-nghiệp như sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm, nói năng chửi rủa gây gỗ lung tung, v.v…

Người nào đã phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, rồi tạo ác-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, thì sinh trong cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, chịu quả khổ do ác-nghiệp ấy.

II. Quả Báu Của Đại-Thiện Nghiệp Của Người Không Uống Rượu, Bia Và Các Chất Say

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say…”.

–  Sau khi người ấy chết, dục-giới đại-thiện- nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

–  Hoặc sau khi người ấy chết, đại- thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trong cõi trời dục- giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Sau khi vị chư-thiên chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ của người ấy, đáng hài lòng.

Trong Chú-giải Tiểu luận giảng giải về 30 quả báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối trong kiếp quá-khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy sẽ được:

  • là người có trí-tuệ sáng suốt, hiểu biết mọi công việc đã làm, đang làm và sẽ làm.
  • là người thường có trí nhớ.
  • là người không loạn trí, điên cuồng.
  • là người có trí-tuệ, thông minh, nhạy bén.
  • là người có sự tinh-tấn không ngừng.
  • là hạng người có tam-nhân (vô-tham, vô- sân, vô-si) từ khi đầu thai.
  • là người không bị câm điếc, từ khi đầu thai.
  • là người có trí-tuệ sáng suốt, không mê muội.
  • là hạng người không dể duôi trong mọi thiện-pháp.
  • là hạng người đa-văn túc-trí, học nhiều hiểu rộng.
  • là người có thân hình đầy đủ, cân đối các bộ phận lớn nhỏ xinh đẹp.
  • là người ít gặp tai nạn.
  • là người ít có sầu não, khổ tâm.
  • là người thường nói lời chân-thật, đáng tin.
  • là người không nói lời chia rẽ, lời thô tục, lời vô ích.
  • là người có sự tinh-tấn không ngừng trong mọi công việc phước-thiện.
  • là người có lòng biết ơn và biết đền ơn đối với người ân nhân của mình.
  • là người hiểu biết mọi công việc đã làm.
  • là người không có tính keo kiệt, bủn xỉn của cải của mình.
  • là người có tâm hoan hỷ trong việc làm phước-thiện bố-thí của cải đến cho người khác.
  • là người có giới hạnh đầy đủ và trọn vẹn.
  • là người trung thực với mình và mọi người.
  • là người ít sinh tâm sân hận.
  • là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, không dám làm ác.
  • là người biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám làm ác.
  • là người có chánh-kiến thấy đúng, có khả năng thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.
  • là người có nhiều phước-thiện cao thượng.
  • là người có nhiều trí-tuệ, hiểu biết các pháp.
  • là bậc thiện-trí hiểu biết phân biệt được điều lợi, điều hại, điều chánh, lẽ tà,…
  • là bậc thiện-trí biết sự lợi ích kiếp hiện- tại, sự lợi ích kiếp vị-lai, sự lợi ích tối-thượng Niết-bàn.

Đó là 30 quả báu tốt của dục-giới đại-thiện- nghiệp không uống rượu, bia và các chất say mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

III. Quả Xấu Ác-Nghiệp Của Người Phạm Điều- Giới Uống Rượu, Bia Và Các Chất Say

Người nào phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say.

–   Nếu là ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

–   Và trường hợp, nếu người nào phạm điều- giới nói-dối, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nhẹ, người ấy sau khi chết, ác- nghiệp uống rượu, bia và các chất say ấy không có cơ hội cho quả tái-sinh, mà đại- thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ của người ấy.

Quả xấu của ác-nghiệp uống rượu,  bia  và các chất say có 30 quả xấu là hoàn toàn trái ngược với quả tốt của đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say.

Theo đó, Kiếp hiện-tại của người ấy chịu những quả xấu sau:

  • là người không biết những công việc đã làm, đang làm và sẽ làm.
  • là người thường không có trí nhớ, hay quên mình.
  • là người loạn trí, điên cuồng.
  • là người không có trí-tuệ.
  • là người có tính lười biếng trong công việc.
  • là người thường hay buồn ngủ.
  • là người bị câm điếc từ khi đầu thai.
  • là người si mê, ngu dốt.
  • là người khó nhớ, dễ quên.
  • là người có sự hiểu biết kém cỏi, dốt nát.
  • là người có thân hình nặng nề chậm chạp.
  • là người thường bị tai nạn.
  • là người sầu não, khổ tâm.
  • là người hay nói lảm nhảm.
  • là người hay nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích.
  • là người có tính biếng nhác ngày đêm trong công việc nặng, nhẹ.
  • là người không biết ơn và không biết đền ơn.
  • là người không biết công việc đã làm xong.
  •  là người keo kiệt, bủn xỉn.
  • là người không thích làm phước-thiện bố- thí đến cho người khác.
  • là người phạm các điều-giới, không có giới.
  • là người không chân thật, không ngay thẳng.
  • là người hay sinh tâm sân hận.
  • là người không biết hổ-thẹn tội-lỗi, khi làm ác.
  • là người không biết ghê-sợ tội-lỗi, khi làm ác.
  • là người có tà-kiến hiểu lầm, chấp lầm trong mọi đối tượng.
  • là người dám tạo mọi tội ác.
  • là người không có trí-tuệ, không hiểu rõ chân-lý.
  • là người không thể phát sinh trí-tuệ.
  • là người không biết phân biệt được sự lợi hại, điều chánh, lẽ tà.

Đó là 30 quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá khứ.

IV. Thay lời kết về Điều giới Không uống rượu, bia và các chất say

Đạo Phật chủ trương giác ngộ, muốn được giác ngộ trước phải điềm đạm tỉnh sáng. Uống rượu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh không còn sáng suốt, trái hẳn mục đích giác ngộ. Chính vì nóng bức cuồng loạn, có những người khi say sưa tội lỗi họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng không sợ, mất hết lương tri. Vì thế, người biết đạo đức phải tránh xa không uống rượu.

Riêng người Phật tử, cần kiên quyết bỏ rượu. Bởi rượu là nguyên nhân dẫn đến hậu quả lu mờ tâm trí (si mê), đánh mất lòng từ bi (do sân hận). Khi uống bia rượu vào, người Phật tử không còn sáng suốt, dễ bị kích động, mất bình tĩnh, không kiểm soát được hành vi, ngôn ngữ và dễ dàng phạm giới, tạo các nghiệp bất thiện.

Say rượu có thể dẫn đến phạm đủ ngũ giới, gồm giới sát (đánh đập, hành hung người, vật), dâm (tà dâm, dâm loạn với vợ người, với ruột thịt, họ hàng thân thuộc, với những phụ nữ không phải là vợ của mình), vọng ngữ (chửi bới, mắng nhiếc, nói lời hung ác, xúc phạm, làm tổn thương người khác), đánh mất tư cách đạo đức. Người Phật tử nghiện rượu sẽ không phát triển được những giá trị đạo đức và tâm linh, không thành tựu được trí tuệ đưa đến an lạc, giải thoát trong đời sống hiện tại cũng như tương lai.

Trong đời này, nếu người nào có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội- lỗi, không biết tự trọng, là người phạm các điều- giới trong ngũ giới tạo mọi ác-nghiệp, nên thân, khẩu, ý bị ô nhiễm bởi phiền-não, đặc biệt tạo những ác-nghiệp trở thành người có hành vi phạm pháp, phạm trọng tội, nên người ấy bị bắt đánh đập tra khảo, bị hành hạ, bị giam giữ trong tù, mất tự do, thì người ấy bị gọi là người như chúng-sinh địa-ngục, bởi vì người ấy có thân người nhưng thân tâm bị hành hạ, mất tự do như chúng-sinh trong cõi địa-ngục.

Cho nên, Ngũ Giới là thường- giới của mọi người, không ngoại trừ một ai cả. Vì thế, mỗi người chúng ta, cho dù là Phật tử hay không phải Phật tử, đều không nên lơ là, buông lỏng bản thân mà cần phải cố gắng, tinh tấn giữ gìn trọn vẹn ngũ giới. 

Viết một bình luận